Chi tiết bài viết

Các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chỉ bằng hành động nhỏ

07/11/2023 | Tin tức

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Sự ảnh hưởng của chúng gây ra đối với sức khoẻ con người, kinh tế, xã hội là rất nghiêm trọng. Do đó, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chung tay thực hiện các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của mỗi công dân.

1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nghiêm trọng và cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số chất lượng không khí (AQI) cao nhất thế giới, vượt quá ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người.

Ô nhiễm hệ sinh thái

Nhiều nhà máy hiện đang xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất, không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân.

cac_bien_phap_giup_giam_thieu_o_nhiem_moi_truong_1

Ô nhiễm hệ sinh thái chủ yếu do các nhà máy xả chất thải độc hại

Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải.

Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường.

Ô nhiễm không khí

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở Việt Nam là các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều loại khí thải như SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2.5); thậm chí rò rỉ, bốc hơi nhiên liệu khi vận hành phát sinh VOC, Benzen, Toluen…. Ngoài ra, các hoạt động công nghiệp, đốt rác thải, đốt rơm rạ cũng góp phần làm ô nhiễm không khí.

cac_bien_phap_giup_giam_thieu_o_nhiem_moi_truong_2

Ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức báo động đỏ

Ô nhiễm nước

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam cũng ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư chưa có hệ thống xử lý nước thải hiệu quả. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.

cac_bien_phap_giup_giam_thieu_o_nhiem_moi_truong_3

Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam rất nghiêm trọng

Ô nhiễm đất

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm đất là do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu quá mức trong sản xuất nông nghiệp. Các chất hóa học này không chỉ gây hại cho cây trồng mà còn tích tụ trong đất và lan truyền qua chuỗi thức ăn.

Ngoài ra, việc xả rác thải sinh hoạt và công nghiệp vào đất cũng làm giảm khả năng sinh sản và dinh dưỡng của đất. Một số vùng đất ở Việt Nam đã bị biến thành sa mạc hoặc vùng chết do ô nhiễm.

cac_bien_phap_giup_giam_thieu_o_nhiem_moi_truong_4

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất chủ yếu do thuốc trừ sâu

Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gen.

Thực trạng môi trường này đi cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Việt nam trong thời gian tới (Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước chịu tác động mạnh nhất của vấn đề biến đổi khí hậu).

2. Ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể gây ra rất nhiều loại bệnh khác nhau cho con người, làm giảm chất lượng sinh hoạt, chất lượng sống và gây thiệt hại lớn cho ngành kinh tế.

2.1 Đối với sức khỏe

Sức khoẻ con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ô nhiễm không khí, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra loạt bệnh hô hấp của người dân Việt Nam. Ô nhiễm không khí có thể gây viêm phổi, ung thư phổi, hen suyễn, suy hô hấp,…vv. Điều này chủ yếu là do hít phải quá nhiều bụi bẩn, bụi mịn, khí độc hại,…do các khu công nghiệp, nhà máy, xe cộ thải ra.

Khi không khí bị ô nhiễm, sẽ chứa rất nhiều các chất carbon monoxide, nitơ oxit, sulfur dioxide, ozone, chì, bụi min,…Những yếu tố này có thể gây nên các bệnh tim mạch cho những người thường xuyên hít phải và 2 căn bệnh phổ biến nhất chính là suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim.

cac_bien_phap_giup_giam_thieu_o_nhiem_moi_truong_6

Bụi có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường chiếm đến 75-80% nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư ở con người, trong đó Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân mắc bệnh ung thư thuộc nhóm nhiều nhất trên thế giới.

Con người có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng dầu. Thường xuyên tiếp xúc với benzene có thể gây bệnh bạch cầu, Cyclodienes và thủy ngân sẽ gây tổn hại cho thận và một số ảnh hưởng khác như gan nhiễm độc, tắc nghẽn thần kinh cơ, nhẹ hơn thì gây nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc phát ban…

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường gây nên rất nhiều các loại bệnh phổ biến khác, như bệnh về da, bệnh về mắt, ảnh hưởng đến sinh sản,…vv.

2.2 Đối với kinh tế

Thị trường kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng gây ra nhiều thiệt hại không đáng có, dưới đây là một số tác động của ô nhiễm môi trường đối với nền kinh tế:

– Thiệt hại kinh tế do gia tăng chi phí khám chữa bệnh: Các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm môi trường đòi hỏi các dịch vụ y tế và thuốc chữa bệnh, tạo áp lực tài chính lên hệ thống chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, người lao động nghỉ ốm và mất ngày công lao động do phải đến bệnh viện, chí phí chi tiêu cho việc điều trị, thuốc thang, tái khám cũng không nhỏ.

– Thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: Sự ô nhiễm của nước gây thiệt hại lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Nước bị ô nhiễm làm giảm sản lượng và chất lượng của nông sản và thủy sản. Thêm nữa, sản phẩm nông nghiệp có thể bị ô nhiễm bởi các chất độc hại, yêu cầu quy trình xử lý phức tạp và tốn kém.

– Thiệt hại đối với hoạt động du lịch: Tác động từ ô nhiễm môi trường gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng, thời tiết thất thường và thay đổi cảnh quan tự nhiên ảnh hưởng đến các hoạt động thu hút du lịch, từ đó làm giảm ngành kinh tế du lịch.

cac_bien_phap_giup_giam_thieu_o_nhiem_moi_truong_7

Ngành du lịch bị ảnh hưởng lớn do ô nhiễm môi trường

– Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường: Để tăng trưởng bền vững, nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động môi trường cần phải giải quyết các vấn đề về vệ sinh môi trường. Những năm gần đây, Chính phủ đã đầu tư khoảng 500 triệu USD mỗi năm vào lĩnh vực này. Tình trạng vệ sinh yếu kém đã làm thiệt hại cho Việt Nam 1,3% GDP mỗi năm dưới dạng các khoản chi phí hoặc thu nhập bị mất đi do vệ sinh môi trường kém gây ra.

– Thiệt hại về kinh tế do phát sinh xung đột môi trường: Xung đột xảy ra khi quyền lợi kinh tế và môi trường đối mặt với nhau. Các vụ xung đột môi trường thường xuất phát từ mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại kinh tế và xã hội.

2.3 Đối với xã hội

Ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân, gây ra các vấn đề về sức khỏe, an ninh thực phẩm, an toàn lao động, giáo dục, văn hóa… Người dân phải chịu đựng những điều kiện sống khắc nghiệt, thiếu tiện nghi và thoải mái. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, hạnh phúc và niềm tin của người dân.

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường thường ảnh hưởng nặng nề hơn đối với các cộng đồng nghèo và dân tộc thiểu số. Điều này tạo ra bất bình đẳng xã hội khi những người có thu nhập thấp hơn có xu hướng phải chịu tác động nhiều hơn từ ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường còn có thể gây ra các xung đột xã hội như tranh chấp tài nguyên, bất bình đẳng thu nhập, di cư bất định, biểu tình bạo lực… Những xung đột này làm giảm sự ổn định và hòa bình của xã hội, gây ra các mất mát về người và của. Những xung đột này cũng làm suy yếu sự liên kết và đoàn kết của cộng đồng.

3. Các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Hiện nay rất nhiều cơ quan, tổ chức đang kêu gọi người dân chung tay giữ gìn cộng đồng. Chỉ với những hành động nhỏ, thực hiện nghiêm túc và có ý thức bảo vệ môi trường, bạn cũng sẽ góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm. Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường:

cac-giai-phap-giup-giam-thieu-o-nhiem-moi-truong

Cần có biện pháp bảo vệ môi trường

Đối với người dân

– Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Người dân cần có trách nhiệm với môi trường sống của mình, không xả rác bừa bãi, không sử dụng quá nhiều các chất hóa học độc hại, không phá hoại các tài nguyên thiên nhiên.

– Ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế và tái sử dụng như giấy, nhựa, kim loại để làm các vật dụng khác hoặc bán cho các cơ sở tái chế. Hoặc bạn có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi vải, túi giấy, ống hút tre, đũa tre,… để thay thế cho các sản phẩm nhựa.

– Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối,… để thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí…cũng góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra cũng có thể tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như bóng đèn LED,…

– Tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh và bảo vệ rừng là biện pháp giúp cải thiện chất lượng không khí rất tốt. Nếu không, bạn có thể trồng cây xanh trong nhà, trong khuôn viên công ty, trong công viên hay ven đường để tạo ra không gian xanh và thoáng mát.

cac_bien_phap_giup_giam_thieu_o_nhiem_moi_truong_9

Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

Đối với các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất

– Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, như báo cáo, giám sát, xử lý chất thải, phòng chống ô nhiễm môi trường theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

– Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải, bụi, xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo tiêu chuẩn quốc tế để giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

– Tham gia các hoạt động xã hội hữu ích liên quan đến bảo vệ môi trường, như tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường, tham gia các chiến dịch tình nguyện, thực hiện các chính sách trách nhiệm xã hội về môi trường.

cac_bien_phap_giup_giam_thieu_o_nhiem_moi_truong_10

Lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải, chất thải cho nhà máy

Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất thì các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tốt nhất là lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải cho nhà máy. Điều này vừa giúp bảo vệ sức khoẻ của công nhân vừa góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc lựa chọn một đơn vị cung cấp hệ thống xử lý bụi phù hợp là rất quan trọng.

Hiện nay, SKATECH là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống xử lý bụi công nghiệp. Chúng tôi cung cấp các giải pháp xử lý mọi loại bụi như: hệ thống xử lý bụi kim loại, hệ thống xử lý bụi nhựa, hệ thống xử lý phun cát, hệ thống xử lý bụi gỗ, hệ thống xử lý bụi thực phẩm…Dựa vào tính chất của từng loại bụi mà SKATECH sẽ mang đến những giải pháp phù hợp.

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt các hệ thống xử lý bụi, xử lý khí thải cho doanh nghiệp, hãy liên hệ tới SKATECH theo số Hotline:: 08.7675.3456 để được tư vấn và cung cấp giải pháp xử lý bụi phù hợp với doanh nghiệp.

error: Content is protected !!