Chi tiết bài viết

Ô nhiễm môi trường nước thực trạng và biện pháp xử lý

01/11/2023 | Tin tức

Ô nhiễm môi trường nước đang là vấn nạn nghiêm trọng cần được xử lý, mức độ ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang ở mức báo động trên toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do rác thải, chất thải sinh hoạt thải ra hàng ngày của con người và các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,..

1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay

Ngành công nghệ, nông nghiệp càng phát triển kéo theo loạt hệ lụy đi kèm. Ô nhiễm môi trường nước là một trong nhóm những hệ lụy đó. Hiện tại, châu Á có mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất thế giới. Tình trạng chất độc trong nước ở châu Á cao gấp 3 làn những khu vực khác trên thế giới.

1.1 Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới

Theo Unicef, khoảng 2,2 tỷ người không có quyền tiếp cận nguồn nước sạch an toàn và 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_1

Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay

Theo thống kê của United Environment Programme (UNEP), có tới 60% nguồn nước trên các dòng sông của 3 châu lục Á,Phi, Âu bị ô nhiễm. Gần 1,2 triệu dân Bangladesh phải sinh sống với nguồn nước ô nhiễm khi chỉ có 15% nước sạch là đạt chuẩn. Ở Ireland, có khoảng 30% các con sông bị ô nhiễm trong khi tần suất sử dụng chúng ngày càng cao.

1.2 Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam

Có thể thấy, Việt Nam là một trong 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất. Đáng buồn thay, việc đổ rác thải ra sông, hồ, biển lại trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân. Các hình thức xử phạt, nhắc nhở, xử phạt hành chính đều trở nên quá nhẹ, không đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Gây ra những con số đáng lo ngại cho tình trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam:

– Khoảng 80% nguồn nước mặt và 70% nguồn nước ngầm ở Việt Nam bị ô nhiễm.

– Chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom tại các đô thị.

– Trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

– Việt Nam đứng thứ 5 trong số các quốc gia có lượng rác thải đổ ra sông, ra biển nhiều nhất thế giới.

– Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen.

– Hàng năm có đến 9000 ca tử vong liên quan đến chất lượng nguồn nước, 200.000 người mắc ung thư do nguồn nước kém chất lượng.

– 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do thiếu nước sạch và vệ sinh kém.

Bất chấp những con số báo động này, vẫn có rất nhiều người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch. Do đó, việc đưa ra các chính sách nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cũng như các chính sách cho doanh nghiệp trong việc xử lý chất thải trước khi xả ra ngoài môi trường là rất quan trọng, góp phần giảm thiểu tình trạng nước bị ô nhiễm quá nhiều hiện nay.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường nước có thể do nhiều nguyên nhân từ tự nhiên và con người. Nguyên nhân từ thiên nhiên là do bão, lũ, núi lửa phun trào, động đất, băng tan…. làm rửa trôi các chất độc hại tích tụ trong đất xuống nguồn nước và gây ra tình trạng ô nhiễm. Bên cạnh đó, đời sống tự nhiên của các sinh vật cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Chẳng hạn như xác động vật chết bị các vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ có thể ngấm vào đất và mạch nước ngầm.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_2

Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều sinh vật

Nhưng hơn hết, các hoạt động từ con người mới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay.

2.1 Do rác thải sinh hoạt

Hàng nghìn tấn rác thải trên thế giới được thải ra mỗi năm không chỉ khiến cho không khí, tài nguyên, đất bị tàn phá nghiêm trọng mà nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Các loại túi nilon, chai nhựa, ly nhựa,… được sử dụng một lần rồi vứt bỏ vào môi trường, không bị phân hủy hoặc phân hủy rất chậm bị vứt xuống sông, ao hồ,…khiến cho nguồn nước nhiễm các chất từ rác thải và sinh vật ăn phải chúng đều chết dần mòn.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_3

Hàng nghìn tấn rác thải bị xả ra môi trường mỗi năm

2.2 Do dân số tăng

Sự gia tăng dân số cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Khi dân số tăng, nhu cầu về nước sạch, thực phẩm, quần áo, nhà ở,… cũng tăng theo. Điều này dẫn đến việc khai thác quá mức các nguồn nước tự nhiên, làm giảm lượng và chất lượng của nước. Ngoài ra, sự gia tăng dân số cũng gây ra áp lực cho hệ thống xử lý nước thải, khiến cho nhiều nước thải không được xử lý triệt để trước khi đổ ra môi trường.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_4

Dân số tăng thì mức độ nước ô nhiễm cũng tăng

2.3 Do sản xuất nông nghiệp

Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thức ăn cho chăn nuôi, xác động vật chết,… có thể ngấm vào đất và mạch nước ngầm hoặc trôi theo dòng nước mặt, làm tăng hàm lượng nitơ, phốt pho, kim loại nặng và vi sinh vật gây ô nhiễm. Các chất này có thể gây ra các hiện tượng như tảo nở, suy thoái đa dạng sinh học, giảm chất lượng và sản lượng cây trồng.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_5

Ô nhiễm nước do sản xuất nông nghiệp

2.4 Do sản xuất công nghiệp

Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp thải ra các chất hóa học, dầu mỡ, chì, thủy ngân, asen,… mà không qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm cho các nguồn nước gần đó. Các chất này có thể gây ra các bệnh như ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh,… cho con người và các sinh vật sống trong và gần nguồn nước bị ô nhiễm.

Tập đoàn Thế Giới Điện Giải

Hàng trăm nhà máy ngang nhiên xả các chất thải xuống sông

3. Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng như thế nào?

Con người bệnh tật liên miên, cây cối hoa màu bị tàn phá, đất đai không còn màu mỡ, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề,… là một loạt hệ luỵ từ việc ô nhiễm nguồn nước hay ô nhiễm môi trường gây nên.

3.1 Tác động tới sức khỏe con người

Nước bị ô nhiễm có thể chứa các chất độc hại, vi khuẩn, virus, giun sán,… gây ra các bệnh như tiêu chảy, viêm da, ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh,… cho người uống hoặc tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.

Hàng triệu người thiếu nguồn nước sạch sinh sống mỗi ngày, phải sử dụng các nguồn nước có nhiễm độc, các chất độc hại gây ra, lâu dần sẽ mài mòn sức khoẻ cũng như khả năng lao động của con người. Hậu quả là chi phí y tế khám sức khoẻ tăng lên, chất lượng sống của người dân ngày càng giảm và tồi tệ hơn.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_7

Hàng triệu người thiếu nguồn nước sạch sinh sống mỗi ngày

3.2 Đối với sản xuất nông nghiệp

Môi trường nước bị ô nhiễm còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái, thực vật ở trên cạn. Nếu dùng nước ô nhiễm để tưới tiêu sẽ khiến cây trồng, hoa không thể phát triển, thân cây còi cọc. Nước bị ô nhiễm nặng hơn còn khiến hàng loại thực vật chết đi, đất dễ bị xói mòn và cằn cỗi.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_8

Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sinh vật

Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó. Kim loại nặng từ quá trình công nghiệp tích lũy theo thời gian tại ao hồ, sông suối, mạch nước ngầm gần khu vực đó. Các sinh vật sinh sống trong phạm vi ô nhiễm, ăn uống thức ăn nhiễm kim loại nặng sẽ làm biến dị, dị tật bẩm sinh, hình thành tế bào ung thư.

3.3 Đối với nền kinh tế

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), ô nhiễm nguồn nước có thể làm giảm tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các quốc gia bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do sản lượng của các ngành sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước, điển hình là các ngành như nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, công nghiệp,…. Điều này dẫn đến việc giảm thu nhập, tăng chi phí sản xuất và đẩy lùi sự phát triển kinh tế.

Hơn nữa, ô nhiễm môi trường nước không chỉ gây hại cho các loài sống trong nước mà còn ảnh hưởng đến kinh tế xã hội do chi phí để khắc phục và xử lý nước bị ô nhiễm rất cao. Theo WB, chi phí cho việc xử lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam là khoảng 0,5% GDP mỗi năm. Ngoài ra, chi phí cho việc cung cấp và tái sử dụng nước sạch cũng tăng cao do nguồn nước ngọt bị suy giảm và xâm nhập mặn.

4. Biện pháp cải thiện và bảo vệ nguồn nước

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước, cần có sự hợp tác của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Đối với người dân

– Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ nguồn nước.

– Hạn chế sử dụng các loại túi nilon, chai nhựa, ly nhựa,… và tìm cách tái chế hoặc xử lý rác thải sinh hoạt một cách an toàn.

– Tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn nước trong sinh hoạt và sản xuất.

– Tham gia các hoạt động tình nguyện như dọn rác, trồng cây,… để bảo vệ môi trường.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_9

Biệt đội Sài Gòn Xanh lội bùn dọn rác tại kênh rạch

Đối với các khu công nghiệp, nhà máy

– Thực hiện các chính sách và tuân thủ quy định về môi trường nhằm kiểm soát và giảm thiểu lượng chất thải xả ra môi trường.

– Đầu tư xây dựng và cải thiện hệ thống thu gom, xử lý và tái sử dụng nước thải.

– Khuyến khích sử dụng các công nghệ tiết kiệm và sạch nước trong sản xuất.

– Chấp hành các quy định về báo cáo, kiểm tra và giám sát chất lượng nước thải.

o_nhiem_moi_truong_nuoc_10

Lắp đặt hệ thống xử lý chất thải

Như đã nêu ở trên, một nửa nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay là do các nhà máy, cơ sở sản xuất chưa xử lý chất thải trước khi xả ra ngoài môi trường. Do đó, các doanh nghiệp có trách nhiệm to lớn trong việc lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải, rác thải của nhà máy để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

Nhằm giúp doanh nghiệp xử lý những vấn đề xử lý chất thải tránh gây ô nhiễm môi trường nước này, SKATECH mang đến những giải pháp, hệ thống xử lý chất thải như: hệ thống tháp hấp thụ khử mùi ACT, tháp hấp thụ WS,…. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải, chất thải,… hãy liên hệ tới SKATECH theo số Hotline:: 08.7675.3456 để được tư vấn và cung cấp giải pháp xử lý bụi phù hợp với doanh nghiệp.

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường| Hành động để bảo vệ môi trường sống

error: Content is protected !!