Chi tiết bài viết

Công nghiệp nhẹ là gì? Top 8 ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam hiện nay

11/10/2023 | Tin tức

Công nghiệp nhẹ là gì? Công nghiệp nhẹ là các ngành sản xuất các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng. Các ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: linh kiện điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, nội thất, giày dép, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, dược phẩm,…

1. Công nghiệp nhẹ là gì?

Công nghiệp nhẹ (Light industry) là một lĩnh vực công nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng tiêu dùng cho người dân. Các ngành công nghiệp nhẹ thường ít thâm dụng vốn hơn và ít ảnh hưởng tới môi trường hơn.

Hầu hết các sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ được sản xuất cho người tiêu dùng cuối cùng chứ không phải là sản phẩm trung gian sử dụng cho các ngành công nghiệp khác. Do đó, các ngành công nghiệp nhẹ thường phân bố gần khu dân cư.

cong_nghiep_nhe_la_gi_1

Công nghiệp nhẹ là gì?

Đặc điểm của Công nghiệp nhẹ

– Đặc trưng của ngành này là sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng phục vụ cho người dân

– Mục đích là sản xuất hàng hóa tiêu dùng và phân phối đến thị trường bán lẻ.

– Thường phân bố gần các khu dân cư

– Yêu cầu vốn, các trang thiết bị thấp hơn

– Ít gây tác động xấu tới môi trường

– Sử dụng người lao động nhiều để sản xuất

2. Top 8 ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam hiện nay

Song song với công nghiệp nặng, ngành công nghiệp nhẹ hiện nay cũng có vai trò vị trí quan trọng đối với đời sống sinh hoạt xã hội và sự phát triển kinh tế quốc gia. Dưới đây là top 8 ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam hiện nay:

Linh kiện điện tử

Đây là ngành công nghiệp nhẹ có giá trị xuất khẩu cao nhất trong năm 2023, đạt hơn 120 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm chính của ngành này là điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng, màn hình LCD,…. Các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành này bao gồm Samsung, Intel, LG, Canon, Panasonic,…

cong_nghiep_nhe_la_gi_2

Ngành linh kiện điện tử

Dệt may

Ngành dệt may là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt may cho thị trường trong nước và quốc tế. Ngành này bao gồm nhiều hoạt động như sản xuất sợi, vải, hàng dệt sẵn, trang phục, thảm, chăn, đệm,… Dệt may là ngành có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế trong việc tạo ra hàng triệu việc làm cho lao động nữ và lao động nông thôn.

cong_nghiep_nhe_la_gi_3

Ngành dệt may

Chế biến thực phẩm

Chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp liên quan đến việc biến đổi các nguyên liệu thực phẩm thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Ngành này bao gồm các lĩnh vực như chế biến rau quả, thủy sản, thịt gia cầm, sữa, bánh kẹo, đồ uống,… Chế biến thực phẩm có vai trò bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho người dân. Một số doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành này là Vinamilk, Masan, Kinh Đô, Hải Hà,…

cong_nghiep_nhe_la_gi_4

Ngành chế biến thực phẩm

Nội thất

Ngành nội thất đang có tiềm năng phát triển lớn do nhu cầu của thị trường cả trong và ngoài nước. Đây là ngành chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nội thất cho các không gian sống và làm việc, sử dụng các nguyên liệu chính là gỗ, kim loại, nhựa, vải, da,…

cong_nghiep_nhe_la_gi_5

Ngành nội thất

Giày dép

Hiện nay, Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á và thứ tư trên thế giới. Sản xuất giày dép có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho hàng triệu lao động và góp phần vào sự phát triển của ngành da giày thế giới. Các doanh nghiệp tiên phong trong ngành này tại Việt Nam là Biti’s, Thái Bình, Lê Phụng, Chính Hưng,…

cong_nghiep_nhe_la_gi_6

Ngành sản xuất giày dép tại Việt Nam

Trang thiết bị y tế

Có thể nói rằng, trang thiết bị y tế là ngành công nghiệp nhẹ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía Chính phủ, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp như hiện nay. Ngành này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ y tế, bao gồm các lĩnh vực như thiết bị chẩn đoán, thiết bị phẫu thuật, thiết bị điều trị, thiết bị hỗ trợ sinh hoạt,…

cong_nghiep_nhe_la_gi_7

Trang thiết bị y tế

Mỹ phẩm

Ngành mỹ phẩm sử dụng các nguyên liệu chính là hóa chất, thảo dược, thiên nhiên,… Đây là một ngành có tiềm năng phát triển lớn, vì nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng cao. Theo VIRAC, thị trường Mỹ phẩm & chăm sóc cá nhân của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2023 với các yếu tố: thu nhập người tiêu dùng Việt năm 2023 có xu hướng trở lại mức bình thường; chi tiêu cho mỹ phẩm tăng trong thời gian tới; sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng truyền thông xã hội đã tạo xu hướng tiêu dùng ngành mỹ phẩm mới tại Việt Nam.

cong_nghiep_nhe_la_gi_8

Ngành Mỹ phẩm

Dược phẩm

Ngành dược phẩm là một ngành nghề liên quan đến việc nghiên cứu, sản xuất, phân phối và sử dụng các chất hoặc hợp chất có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh hoặc điều chỉnh các chức năng sinh lý của cơ thể. Ngành dược phẩm có vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế và sức khỏe của con người. Ngành dược phẩm ở Việt Nam hiện nay đang có tốc độ phát triển nhanh chóng với nhiều cơ hội và thách thức riêng.

cong_nghiep_nhe_la_gi_9

Ngành dược phẩm

3. Phân biệt công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ

Cả hai nhóm ngành công nghiệp nặng và nhẹ đều là những ngành trọng điểm có đóng góp mạnh mẽ trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ vẫn có những sự khác biệt, bảng dưới đây là những đặc điểm khác nhau của 2 nhóm ngành này:

Tiêu chí
Công nghiệp nặng
Công nghiệp nhẹ
Mục đích sản xuất
Sản xuất ra các sản phẩm dùng để phục vụ các ngành công nghiệp khác Sản xuất ra các sản phẩm dùng để phục vụ tiêu dùng của con người
Công cụ Sử dụng các máy móc thiết bị lớn và có yếu tố nguy hiểm cao Sử dụng các máy móc thiết bị nhỏ hơn, cần nhiều lao động làm việc
Quy mô sản xuất Sử dụng nhiều vốn và có nhiều ràng buộc về việc xây dựng và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của nhà nước Chi phí đầu tư thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh hơn
Tác động đến môi trường Tác động nhiều đến môi trường, tập trung tại các khu công nghệ cao – khu vực kinh tế tích hợp đa chức năng Tác động ít đến môi trường và tập trung chủ yếu tại khu dân cư
Ví dụ Luyện kim, công nghiệp nặng lượng, khai thác than, sản xuất phân bón, cơ khí, điện tử,… Dệt may, giày dép, công nghiệp giấy, sành sứ, thuỷ tinh, chế biến gỗ, kim khí tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm,…

4. Xử lý khí thải trong ngành công nghiệp nhẹ

Mặc dù ngành công nghiệp nhẹ ít tác động hơn tới môi trường, tuy nhiên các chất thải, khí thải từ ngành này nếu không được xử lý vẫn có thể gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.

Vậy ảnh hưởng của khí thải ngành công nghiệp nhẹ là gì? Nếu không xử lý khí thải, các chất ô nhiễm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên, ảnh hưởng đến sự sống của các loài động thực vật, gây ra các bệnh tật cho con người,…

Do đó, việc xử lý khí thải trong ngành công nghiệp nhẹ là một trách nhiệm cũng như một lợi ích của các doanh nghiệp và cộng đồng.

Để xử lý khí thải trong ngành công nghiệp nhẹ, có nhiều phương pháp khác nhau có thể áp dụng, tùy thuộc vào loại và tính chất của khí thải. Nhằm giúp doanh nghiệp xử lý bụi, mùi trong khi sản xuất , SKATECH mang đến những máy hệ thống xử lý bụi mọi loại bụi như: hệ thống xử lý bụi kim loại, hệ thống xử lý bụi nhựa, hệ thống xử lý phun cát, hệ thống xử lý bụi gỗ, hệ thống xử lý bụi thực phẩm…

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, lắp đặt các hệ thống xử lý bụi, xử lý khí thải, chất thải,… hãy liên hệ tới SKATECH theo số Hotline:: 08.7675.3456 để được tư vấn và cung cấp giải pháp xử lý bụi phù hợp với doanh nghiệp.

error: Content is protected !!