Chi tiết bài viết

Ô nhiễm môi trường đất| Cấp thiết cải thiện môi trường đất tại Việt Nam

04/11/2023 | Tin tức

Môi trường đất ở trên thế giới và tại Việt Nam đang bị phá hủy ngày một nghiêm trọng. Nó không chỉ gây thất thoát tài nguyên, mà bên cạnh đó còn là sự ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống con người. Nguyên nhân từ đâu và cần làm gì để khắc phục được tình trạng ô nhiễm trên, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1.Tìm hiểu về đất

1.1 Môi trường đất là gì?

Đây là một thành phần quan trong trong hệ thống sinh thái tự nhiên. Đất hay còn gọi là thổ nhưỡng, là lớp vỏ ngoài cùng của trái đất, chúng biến đổi tự nhiên dưới tác động của những môi trường khác như không khí, nước, sinh vật.

Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và các loài sinh vật. Chúng ta xây nhà trên đất, xây dựng công trình, nhà máy. Là nơi nuôi dưỡng các loài thực vật, động vật, tạo nên hệ sinh thái phong phú, đa dạng như hiện nay.

1.2 Ô nhiễm môi trường đất?

15 cm bề mặt của đất chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cây cối, vi khuẩn, nấm mốc tạo độ phì nhiêu cho đất.

Ô nhiễm môi trường đất là sự thay đổi các thành phần trong đất, do sự tiếp xúc với chất thải sinh hoạt, chất rắn, hóa chất công nghiệp,…

o_nhiem_moi_truong_dat_1

Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm đất thay đổi rất nhiều về tính chất đất, nồng độ của các chất ô nhiễm ngày càng cao gây nguy hại đến các sinh vật sống. Đất ô nhiễm làm tăng lên các chất độc hại như kim loại, ion vô cơ và muối (như phốt phát, cacbonat, sunfat, nitrat) làm cho đất cằn cỗi, biến đổi về màu sắcgây cằn cỗi, biến đổi màu sắc.

2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam ra sao?

Môi trường đất tại Việt Nam đang trở thành một vấn đề báo động và được rất nhiều sự quan tâm chú ý của người dân.
Tại các thành phố lớn, đô thị có mật độ dân cư cao, đất hầu như bị ô nhiễm do chất thải thải sinh hoạt, kinh doanh buôn bán của người dân. Hình ảnh các bãi rác khổng lồ bốc mùi hôi thối giữa trung tâm các thành phố được đăng tải và xuất hiện nhiều trên internet gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Mỗi năm, người Việt sử dụng khoảng hơn 30 tỷ túi nilong. Trung bình mỗi gia đình sẽ sử dụng khoảng từ 5-7 túi trên ngày và hầu như số lượng túi này sẽ không được xử lý và xả thẳng ra môi trường tạo thành rác thải. Tùy từng loại túi nilong mỏng dày khác nhau, chúng có thể mất tới từ 10 đến 100 năm để có thể phân hủy hoàn toàn, là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ô nhiễm tài nguyên đất.

o_nhiem_moi_truong_dat_2

Tình trạng ô nhiễm tại Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm đất đai cũng rất đáng báo động tại các khu công nghiệp, sản xuất trên cả nước. Hiện nay vẫn còn rất nhiều các nhà máy, đặc biệt là quy mô nhỏ và siêu nhỏ tiết kiệm chi phí, không lắp đặt các hệ thống xử lý rác, nước thải mà xả thẳng ra môi trường.

Rác thải công nghiệp thường chứa rất nhiều các hóa chất độc hại và khó phân hủy. Để khắc phục được ô nhiễm tài nguyên đất nói riêng mất rất nhiều tiền của và sức lực mới có thể xử lý được, vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng và xã hội.

3. Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường đất từ đâu?

Ô nhiễm môi trường đất tồi tệ như hiện nay hình thành bởi hai nguyên nhân chính là do biến đổi tự nhiên và do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.

3.1 Biến đổi tự nhiên tác động đến môi trường đất

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra không còn hiếm gặp, gây tác động tiêu cực đến môi trường. Từ đầu đến tháng 9/2023 thế giới đã hứng chịu rất nhiều những thảm họa thiên nhiên.

Lũ lụt tại Trung Quốc, với lượng mưa được ghi nhận kỷ lục 744,8 mm trong 5 ngày, lượng mưa kỷ lục trong hơn 140 năm qua tại quốc gia này. Thiên tai đã đẩy cuộc sống của hàng triệu người dân vào cảnh thiếu thốn, cùng cực.

Cháy rừng tại Hawaii đến từ việc khô hạn, không có mưa trong suốt một khoảng thời gian dài. Hơn 2200 công trình bị phá hủy, 850 ha đất rừng bị thiêu rụi trong lửa tạo tạo nên cảnh tượng hoang tàn cho thành phố biển xinh đẹp này.

o_nhiem_moi_truong_dat_3

Cháy rừng tại Hawaii ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Tại Việt Nam, các tỉnh miền Đông Nam Bộ đang chịu ảnh hưởng từ việc nước biển dâng cao, đất đai nhiễm mặn, lượng Na, K tăng cao gây hạn sinh lý ở giới thực vật, làm giảm khả năng phát triển.

Thiên tai đi qua, gây thiệt hại lớn về người và của, bên cạnh đó còn là tình trạng ô nhiễm tài nguyên đất. Những chất dinh dưỡng, màu mỡ của đất bị nước lũ cuốn trôi, hệ sinh vật tự nhiên bị lửa thiêu rụi, sẽ cần rất nhiều năm để phục hồi được hiên trạng ban đầu.

3.2 Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của con người

Sinh hoạt hàng ngày của con người tạo ra hàng triệu tấn rác thải sinh hoạt hàng ngày, nước thải sinh hoạt, các chất thải rắn, đồ dùng sinh hoạt được thải ra đều là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm đất.

Dân số tại các thành phố lớn càng ngày một nhiều hơn, phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu dùng phục vụ cho cuộc sống, điều đó gây áp lực lớn cho các thành phố để đảm bảo tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường sống cho người dân.

3.3 Đất đai ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người

Do lượng chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, người nông dân vẫn thường xuyên sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu để phục vụ cho hoạt động nuôi trồng. Tuy rằng, đây là phương pháp khá hiệu quả, nhưng lâu dần, lượng hóa chất dư thừa sẽ tồn đọng lại theo năm tháng gây ô nhiễm cực lớn cho môi trường đất.

o_nhiem_moi_truong_dat_4

Ô nhiễm môi trường đất do rác thải công nghiệp

Chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp: Hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ bất chấp các quy định của nhà nước về an toàn nước thải mà trực tiếp xả chúng ra môi trường khi chưa được xử lý. Từ đó, dẫn đến hệ lụy vô cùng lớn tới môi trường đất.

Ngoài ra, những chất hóa học độc hại trong đất lâu ngày ngấm xuống lòng đất, gây ô nhiễm toàn bộ cho mạch nước ngầm. Ảnh hưởng cực lớn tới các hộ dẫn xung quanh sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt.

4. Ô nhiễm đất đai gây hậu quả to lớn tới kinh tế và sức khỏe con người

Tình trạng ô nhiễm đất gây nên những tác đông to lớn tới đời sống và sức khỏe của con người.

Ảnh hưởng đến sưc khỏe: Tiếp xúc nhiều với môi trường đất bị ô nhiễm là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh ung thư hiện nay, ngoài ra còn là các bệnh về da liễu, đường tiêu hóa. Rau củ được trồng tại nơi đất bị ô nhiễm hóa chất cũng sẽ có hàm lượng chất độc cao, rất khó làm sạch bằng nước và rửa thông thường.

Nguồn nước, đặc biệt là nước ngầm bị ảnh hưởng bởi sự thẩm thấu của các chất ô nhiễm có trong đất. Hầu hết hiện nay, lượng nước sử dụng trong sinh hoạt đều đến từ nguồn nước ngầm.

Gây thiệt hại về kinh tế: hàng năm, nhà nước phải chi hàng trăm tỷ để cải tạo, phục hồi các khu vực đất bị ô nhiễm, nhiễm mặn trên cả nước. Các vùng đất bị ô nhiễm gây lãng phí tài nguyên đất khi chúng không được sử dụng vào mục địch sản xuất, tạo kinh tế cho người dân.

o_nhiem_moi_truong_dat_5

Xử lý rác thải tốn rất nhiều công sức và tiền của

Môi trường đất bị thay đổi xói mòn làm mất các chất dinh dưỡng tự nhiên, làm cho năng xuất cây trồng suy giảm, làm giảm diện tích đất canh tác tự nhiên, khiến đời sống người nông dân trở nên khó khăn hơn.

5. Đi tìm giải pháp khác phục ô nhiễm đất

Hiện nay, việc xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm nhiễm môi trường đất vẫn chưa có một giải pháp triệu để, tuy nhiên chúng ta vẫn có những giải pháp hưu hiệu để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm như hiện nay.

– Người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong vấn đề sử dụng túi nilong, rác thải nhựa. Sử dụng những vật dụng dễ tái chế, thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút nhựa, làn đi chợ thay cho túi nilong và các sản phẩm nhựa.

– Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học, sử dụng lượng thuốc trừ sâu đúng, đủ theo liều lượng của nhà sản xuất. Áp dụng thêm những tiến bộ khoa học mới để hạn chế để giảm thiểu và ngừng sử dụng các chất hóa học tronng canh tác nông nghiệp.

– Tại các khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất cần phải tuân thủ tuyệt đối việc bảo vệ môi trường. Nước thải độc hại cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa ra môi trường. Với rác thải, cần phải được thu gom, phân loại riêng theo từng chủng loại để tái chế, hoặc đưa đến nơi xử lý chuyên biệt.

– Trồng thêm thật nhiều cây xanh, bao phủ đôi trọc, mở rộng rừng tự nhiên giúp bảo vệ môi trường hiệu quả, đặc biệt là môi trường đất. Rừng giúp ngăn chặn tình trạng lũ lụt, xạt lở đất hiệu quả, giữ lại được các chất dinh dưỡng tự nhiên của đất.

Để việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là ô nhiễm tài nguyên đất cần sự chung tay của tất cả người dân. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải nâng cao ý thức trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường nước và không khí, vì chúng có liên hệ rất mật thiết với nhau.

Bạn có thể tham khảo các hệ thống xử lý bụi công nghiệp tại SKATECH. Đơn vị đã có hơn 23 năm kinh nghiệm tư vấn, thiết kế và lắp đặt các hệ thống lọc bụi tại các nhà máy trên cả nước, nổi bật với các hệ thống thống lọc bụi Cartridge, hệ thống lọc bụi túi vải, lọc bụi Cyclone,… giải quyết được tình trạng ô nhiễm không khí, phát thải khói bụi tại cho các doanh nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • SKATECH – Your Air, We care
  • Hotline:08.7675.3456
  • Văn phòng giao dịch: M08-L14 KĐT Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
error: Content is protected !!