Chi tiết bài viết
Van rũ bụi và 5 điều có thể bạn chưa biết
Van rũ bụi là thiết bị quan trọng giúp lọc sạch túi lọc bụi, thu gom bụi và tự động xả ra ngoài đảm bảo không khí được làm sạch trong môi trường công nghiệp. Vậy loại van này có gì đặc biệt và làm thế nào để lựa chọn được loại van xả bụi phù hợp, cùng Skatech tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van rũ bụi
Van rũ bụi còn được gọi là van nổ, van xả bụi, van xả tro, van điện từ rũ bụi, là phụ kiện trong hệ thống lọc bụi được sử dụng để làm sạch túi lọc trong các hệ thống công nghiệp. Thường được áp dụng trong các nhà máy xi măng, gạch và các ngành sản xuất khác. Chức năng chính của van là thu gom bụi từ hệ thống và sau đó tự động xả bụi ra ngoài một cách nhanh chóng, theo quy trình đã được thiết lập từ trước. Điều này giúp duy trì hiệu suất làm việc của túi lọc và hệ thống lọc, đảm bảo rằng các hạt bụi không tích tụ quá nhiều và gây tắc nghẽn.
Cấu tạo
Cấu tạo của van rũ bụi được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: phần thân van, phần coil điện và phần màng van.
Phần thân van:
– Được chế tạo từ chất liệu nhôm đúc ép khuôn có khả năng chịu được cường độ mạnh và áp lực cao
– Có nhiều chi tiết nhỏ, thiết kế kiểu dáng đẹp, tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
– Đảm bảo tính kín khí cao và không gây rò rỉ khí.
– Có khả năng hoạt động trong môi trường nhiệt độ rộng, từ -20 độ C đến 232 độ C.
– Được phủ lớp bảo vệ theo tiêu chuẩn IP65, giúp chống bám bụi và bảo vệ khỏi thời tiết và các yếu tố khác.
Phần coil điện:
– Coil điện được làm từ nhựa đúc nguyên khối, chống thấm nước và chống bám bụi theo tiêu chuẩn JB/t5916-91.
– Có khả năng kết nối xung điều khiển từ xa, giúp điều khiển van từ xa một cách thuận tiện.
– Có khả năng hoạt động ở một loạt điện áp khác nhau, bao gồm: DC: 24V, AC: 24V, 48V, 110V, 230V.
Phần màng van:
– Màng van có khả năng đóng mở nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 0,08 đến 0,1 giây, giúp van hoạt động hiệu quả.
– Được làm từ các loại cao su như EPDM, NBR, Silicon, mang lại tính đàn hồi, khả năng chịu nhiệt và chất hóa học phù hợp với môi trường công việc.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của van rũ bụi dựa trên việc sử dụng màng ngăn để điều khiển luồng khí và áp suất trong hệ thống.
Tư thế đóng ban đầu:
Do sự khác biệt về áp suất tác động lên hai mặt của màng ngăn, màng ngăn sẽ được ép chặt vào đầu ra của van, làm cho van ở tư thế đóng.
Mở van:
– Khi nguồn điện được cung cấp cho coil điện, trụ van bị hút nhờ vào từ trường và di chuyển để mở lỗ xả của khoang sau.
– Khi khoang sau được nén bởi việc di chuyển trụ van, không khí có áp suất trong khoang này sẽ thoát ra ngoài qua lỗ xả, làm giảm áp suất bên trong khoang này.
– Với sự khác biệt về áp suất, không khí ở khoang trước đẩy lên màng ngăn, đẩy màng ngăn mở cửa chính của van.
– Khi cửa chính mở, khí được thổi ra từ hệ thống thông qua van.
Đóng van:
– Khi nguồn điện dừng cung cấp, lò xo sẽ hoạt động ngay lập tức để đẩy trục van trở lại vị trí ban đầu, làm cho cửa xả đóng lại.
– Với màng ngăn đóng lại, lối đi bị tắc nghẽn do áp suất tại khoang trước và tác động của lò xo.
– Van từ đó ngừng thổi và trở về tư thế đóng ban đầu.
2. Ưu điểm của van rũ bụi
– Van rũ bụi có khả năng hoạt động với nhiều nguồn điện áp khác nhau, giúp nó phù hợp với các hệ thống có yêu cầu khác nhau về điện áp.
– Van được sản xuất từ chất liệu chất lượng, có cấu trúc chắc chắn, giúp đảm bảo độ bền và tuổi thọ cao, đồng thời hoạt động ổn định trong thời gian dài.
– Giúp làm sạch túi lọc bụi và loại bỏ bụi, đảm bảo không khí được làm sạch hiệu quả trong các ngành công nghiệp sản xuất và khai thác. Đặc biệt là trong những đơn vị sản xuất có tạo ra bụi với số lượng lớn.
– Có khả năng kiểm soát khí thải và khí độc tốt, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên.
– Van xả bụi có khả năng kiểm soát khí thải và khí độc tốt, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên.
– Không tiêu tốn năng lượng giúp tiết kiệm chi phí vận hành và duy trì hệ thống.
– Sự đa dạng về kích thước và kiểu dáng cho phép van thực hiện nhiều chức năng khác nhau và phù hợp với nhiều môi trường công việc.
– Thiết kế dễ dàng lắp đặt, vận chuyển và bảo trì
– Tiêu thụ khí nén thấp
– Sản phẩm có độ bền cao và tuổi thọ lớn, giúp kéo dài tuổi thọ hoạt động của hệ thống lọc bụi.
– Các thông số điều chỉnh như thời gian và thời lượng xung phản lực dễ dàng điều chỉnh, giúp tùy chỉnh hoạt động theo yêu cầu cụ thể.
3. Tại sao hệ thống hút lọc bụi cần có van rũ bụi?
Làm sạch túi lọc và duy trì hiệu suất: Trong quá trình hoạt động, túi lọc trong hệ thống hút lọc bụi sẽ dần bị mắc kẹt bụi và bẩn. Việc tích tụ này làm giảm hiệu suất làm sạch và làm giảm khả năng hút lọc của hệ thống. Van rũ bụi có chức năng làm sạch túi lọc bằng cách xả bụi ra ngoài, giúp duy trì hiệu suất làm việc của hệ thống.
Ngăn chặn tắc nghẽn: Mắc kẹt bụi trong túi lọc không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn có thể gây tắc nghẽn. Tắc nghẽn trong hệ thống hút lọc bụi sẽ làm giảm luồng khí và hiệu suất làm việc, gây thiệt hại cho cả quá trình sản xuất.
Bảo vệ túi lọc: Việc mắc kẹt quá nhiều bụi trong túi lọc có thể làm hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ của chúng. Van rũ bụi giúp giảm thiểu tình trạng này bằng cách thực hiện quá trình làm sạch bụi định kỳ.
Tiết kiệm năng lượng: Tích tụ bụi trong túi lọc làm tăng sự cản trở luồng khí, khiến hệ thống cần sử dụng năng lượng nhiều hơn để duy trì cường độ hút lọc mong muốn. Van giúp làm sạch túi lọc, giảm cản trở và tiết kiệm năng lượng.
Duỵ trì hiệu quả làm việc: Trong các ngành công nghiệp như sản xuất xi măng, gạch, đá, việc tạo ra bụi là không thể tránh khỏi. Việc sử dụng van giúp duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn cho nhân viên.
Tự động hóa và tiết kiệm thời gian: Van xả bụi được thiết kế để hoạt động tự động, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc thực hiện quá trình làm sạch bụi thủ công.
4. Các tiêu chí lựa chọn van rũ bụi
Để đảm bảo van rũ bụi phù hợp với yêu cầu và điều kiện hoạt động của hệ thống hút lọc bụi, đồng thời hiệu quả và an toàn trong khi sử dụng, bạn có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:
Thể tích bồn chứa: Là yếu tố quan trọng để xác định khả năng lưu trữ không khí trong bồn, ảnh hưởng đến khả năng làm sạch và hoạt động của van.
Áp suất bồn chứa: Áp suất không khí trong bồn chứa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến áp suất đầu vào của van, làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của van.
Áp suất tối đa cho phép: Đây là áp suất dòng hoặc hệ thống tối đa mà van có thể hoạt động an toàn và hiệu quả. Việc lựa chọn van với áp suất tối đa phù hợp là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Độ dài xung điện: Là thời gian mà van được cấp điện để mở và làm sạch. Việc điều chỉnh độ dài này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của hệ thống.
Tổng độ dài xung: Là khoảng thời gian từ khi van mở đến khi nó đóng. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến hiệu suất và hoạt động của hệ thống.
Áp suất đỉnh: Đạt được ở cuối đường ống thổi tạo ra sóng xung kích. Điều này cũng liên quan đến hiệu suất làm việc của hệ thống.
Giảm áp bình: Là sự chênh lệch giữa áp suất bình trước và sau khi có sóng xung kích. Yếu tố này ảnh hưởng đến thời gian xung điện và hiệu suất của van.
Tỷ lệ hiệu suất: Tỷ lệ giữa áp suất bình và áp suất đỉnh tính bằng phần trăm. Thông số này cung cấp thông tin về hiệu suất làm việc của van trong mỗi xung.
Thể tích mỗi xung: Thể tích không khí ở áp suất khí quyển đi qua van mỗi xung liên quan đến khả năng làm sạch túi lọc và hiệu suất hệ thống.
5. Hậu quả của việc chọn sai van rũ bụi
Việc chọn sai van xả bụi có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn trong hoạt động của hệ thống hút lọc bụi và môi trường làm việc.
Hiệu suất làm việc kém: Nếu van xả bụi không phù hợp với yêu cầu hoạt động của hệ thống hút lọc bụi, có thể làm giảm hiệu suất làm việc của các tấm lọc bụi từ đó làm hiệu suất việc của cả hệ thống có thể bị giảm xuống. Điều này gây ra tắc nghẽn túi lọc, hạn chế khả năng làm sạch bụi, và làm giảm hiệu quả của cả quá trình hút lọc.
Mất thời gian và tiền bạc: Chọn sai van rũ bụi có thể dẫn đến việc cần phải thay thế hoặc điều chỉnh van sau một thời gian ngắn. Điều này dẫn đến sự tốn kém về thời gian và nguồn lực tài chính để sửa chữa hoặc thay thế hệ thống.
Tiêu tốn năng lượng: Một van không phù hợp có thể yêu cầu sử dụng nhiều năng lượng hơn để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Điều này gây tốn kém về năng lượng và tiền bạc trong quá trình vận hành.
Gây hỏng hóc hệ thống: Một van không đúng cỡ hoặc không tương thích với các thành phần khác của hệ thống có thể gây ra tình trạng cản trở luồng khí, làm tăng áp suất, và có thể dẫn đến hỏng hóc, sự cố và sự cản trở trong quá trình làm việc của hệ thống.
An toàn làm việc kém: Chọn sai van xả bụi có thể dẫn đến sự giảm thiểu về khả năng kiểm soát khí thải và khí độc trong môi trường làm việc. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của nhân viên làm việc trong môi trường đó.
Cản trở cho quy trình sản xuất: Hệ thống hút lọc bụi thường được tích hợp vào quy trình sản xuất. Chọn sai van xả bụi có thể dẫn đến sự cản trở cho quy trình sản xuất và giảm hiệu suất sản xuất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
SKATECH – Your Air, We care
Hotline:08.7675.3456
Văn phòng giao dịch: M08-L14 KĐT Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Nhà máy: KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Bài viết liên quan
-
Thư mời tham quan gian hàng của Phương Linh – Skatech tại Triển lãm công nghiệp và sản xuất Việt Nam VIMF Bắc Ninh 2024
-
Tại sao cần phải xử lý bụi cho nhà máy nhiệt điện đốt than
-
4 phương pháp xử lý khí thải tối ưu cho doanh nghiệp
-
Ô nhiễm môi trường đất| Cấp thiết cải thiện môi trường đất tại Việt Nam